
Giữa năm 2016, Cục sở hữu trí tuệ tuyên bố công nhận thương hiệu xoài Cam Lâm với 3 giống xoài riêng biệt gồm: Xoài Úc, Xoài Cát Hoà Lộc và Xoài Thuỷ triều. Sự kiện này phù hợp với xu thế phát triển kinh tế nông nghiệp của cả nước nói chung. Đồng thời, công bố thương hiệu xoài Cam Lâm tiếp tục khẳng định vai trò của cây xoài đối với cuộc sống của người nông dân huyện Cam Lâm nói riêng cũng như tỉnh Khánh Hoà nói chung. Mở ra một cơ hội phát triển mới cho cây xoài Cam Lâm. Tuy nhiên, cơ hội sẽ chỉ là cơ hội nếu chúng ta không nắm bắt nó. Đây chính là nỗi niềm không chỉ của bà con nông dân mà cả những người con Cam Lâm nói chung. Hướng đi nào sẽ tận dụng tốt nhất cơ hội này? Làm sao để thương hiệu không chỉ nằm trên giấy chứng nhận thôi mà phải biến nó trở thành nguồn thu cho bà con trồng xoài?

(Xem thêm: XOÀI ÚC CAM LÂM – KHÁNH HOÀ)
Trăn trở về cây xoài và nghề trồng xoài ở Cam Lâm không chỉ mới gần đây mới có. Cái vòng luẩn quẩn được mùa mất giá, và chỉ được giá mỗi khi mất mùa cứ đeo bám nghề xoài nơi đây. Một vùng đất cát đầy nắng gió đặc trưng miền Nam Trung Bộ như Khánh Hoà luôn gặp khó khăn trong lựa chọn cây trồng chứ chưa nói đến làm sao để canh tác có năng suất. Chính từ đây, cây xoài đã mang đến niềm hy vọng cho con người nơi đây và thời gian đã chứng minh niềm hy vọng này là hoàn toàn có cơ sở. Từng bước, bà còn đã có thể sống được nhờ vào trồng xoài. Tuy nhiên, bấp bênh là tính từ mô tả rõ nhất về tình hình hiện nay của nghề xoài huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà. Năm được năm mất được mọi người xem như hiển nhiên của nghề gắn liền với tự nhiên.
Xem thêm các bài liên quan khác tại:
ĐẶC SẢN KHÁNH HOÀ: BÁNH TRÁNG XOÀI
NÔNG NGHIỆP SẠCH CỦA KHÁNH HÒA
CÂY SẦU RIÊNG VÀ NGHỀ TRỒNG SẦU RIÊNG Ở KHÁNH SƠN – KHÁNH HÒA!
Đâu là những thách thức đối với cây xoài và nghề trồng xoài của huyện Cam Lâm? Nhỏ lẻ manh mún nên thiếu đầu tư.
Sơ lược tình hình hiện tại của huyện Cam Lâm: Thiếu tính liên kết giữa các bên liên quan dẫn đến việc tổ chức sản xuất không tốt. Cụ thể chuỗi giá trị nghề xoài ở Cam Lâm như sau:

(Xem thêm: CÂY XOÀI VÀ NGHỀ TRỒNG XOÀI Ở CAM LÂM – KHÁNH HÒA)
Nhà cung cấp – Nông dân – Người thu gom – Thương lái – Bán lẻ/Xuất khẩu – Người tiêu dùng.
Tình hình nông dân sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng xoài còn thấp và không đồng đều giữa các vườn thậm chí là tròng cùng một vườn. Bên cạnh đó, chi phí sản xuất cao do sử dụng nhiều hoá chất và điện nước tưới khiến giảm khả năng cạnh tranh khi mà giá bán bị phụ thuộc thương lái. Nông dân sản xuất đơn lẻ thiếu liên kết giữa các nhà vườn và không có khả năng khiến thương lái dễ dàng ép giá. Biết là bị thương lái ép giá lên xuống nhưng nông dân không còn cách nào khác nếu muốn tiêu thụ xoài nhanh chóng. Khi xoài vào chính vụ, số lượng thu hoạch tăng cao, nếu nông dân chỉ mang ra quốc lộ hoặc sạp trái cây bán lẻ trong chợ không thể tiêu thụ nhanh được buộc phải thông qua thương lái. Cũng chính vì phụ thuộc một đầu ra chủ yếu nên nông dân bị lệ thuộc chịu rủi ro về giá. Đồng thời, vì chỉ sản xuất nhỏ lẻ nên sản lượng cung ứng không lớn rất khó đáp ứng đơn hàng lớn hoặc kéo dài liên tục chưa kể vì chất lượng không đồng nhất khiến thu mua gặp khó khăn nhất là khi có quy định về tiêu chuẩn chất lượng. Tư duy người dân còn lạc hậu, ít quan tấm đến thị trường đầu ra nên tiếp tục phải phụ thuộc vào thương lái lo đầu ra. Ai trả giá cao thì bán cho người đó, không theo cam kết hợp đồng để lấy uy tín làm đầu. Ví dụ như công ty xoài Úc EMU chả hạn, cam kết giá thu mua cho nông dân nhưng vì thương lái ngả giá cao nên người ta đổ xoài sang cho thương lái khiến cho công ty không có nguồn hàng xuất khẩu. Mặc dù nếu bán cho công ty sẽ ổn định lâu dài, đồng thời còn có cơ hội nâng cao chất lượng để phù hợp với tiêu chuẩn của Úc. Hiện tại, trồng xòa vẫn theo đám đông thiếu thông tin nhu cầu thị trường chính xác. Mặt khác, lằm ăn đơn lẻ khiến tự các nhà vườn cạnh tranh lẫn nhau rõ nhất là về giá. Giá cả xoài lưu thông trên thị trường biến động rất lớn trong năm phụ thuộc vào sản lượng từng thời điểm. Nên cũng vì manh mún nhỏ lẻ mạnh ai nấy làm không có tổ chức nên sản lượng chính vụ rất lớn so với nhu cầu khiến giá bán giảm. Giá xoài nghịch vụ thường cao, tuy nhiên ép xoài ra nghịch vụ cũng đòi hỏi kỹ thuật và chịu rủi ro cao hơn tương ứng nên bà con thường chăm chăm chính vụ. Đồng thời khó lòng đáp ứng đơn hàng nguyên liệu chế biến hoặc xuất khẩu kéo dài liên tục với số lượng lớn.
Sản phẩm còn đơn giản thiếu giá trị gia tăng nên giá bán cũng không được cao, chủ yếu bán trái nguyên cho thương lái đưa ra thị trường. Những hoạt động cộng thêm giá trị như chế biến sấy, đóng hộp, nước ép chưa được quan tâm đầu tư phát triển. Kỹ thuật trồng đơn giản nên khâu bảo quản chưa được chú trọng đúng mức dẫn đến tỷ lệ hao hụt lớn. Bênh cạnh đó, bảo quản kém cũng khiến phạm vi thị trường thu hẹp vì khó lòng vận chuyển đi xa với thời gian lớn. Đơn cử lô hàng mấu xuất cho Hà Nội để sấy thử xuất khẩu, mất từ 50 đến 60 tiếng di chuyển tỷ lệ hao hụt khoảng 1/3 nếu đóng thùng lót giấy.
(Xem thêm: GIẢM TỔN THẤT SAU KHI THU HOẠCH XOÀI)
Sử dụng thuốc hoá học quá nhiều do kỹ thuật kém và thiếu thông tin hỗ trợ. Hầu hết nông dân tự làm lấy những công việc như chăm sóc chiết ghép xoài tự phát. Giống xoài chủ yếu từ những vườn cây khác nên dễ bị lai tạp ít đồng nhất và đảm bảo chất lượng trái. Cũng vì cạnh tranh lẫn nhau nên mạnh ai nấy phun thuốc để trái đẹp, to mà bán. Họ còn hời hợn với xu thế an toàn vệ sinh thực phẩm bắt buộc hiện nay. Người tiêu dùng càng ngày càng quan tấm nhiều hơn đến vệ sinh an toàn.

(Xem thêm: CÂY XOÀI TÂY Ở CAM LÂM KHÁNH HÒA)
Nhu cầu tất yếu phải thành lập HTX xoài tại Cam Lâm để bảo vệ duy trì và khai thác thương hiệu xoài của địa phương.
Là một trong những địa phương trồng xoài lớn nhất của cả nước sau các tỉnh miền tây. Tuy nhiên vì chính vụ xoài Khánh Hoà đến muốn hơn xoài miền tây nên không cạnh tranh lẫn nhau. Cam Lâm với vị thế là thủ phủ xoài của Khánh Hoà có điều kiện rất tốt để phát triển nghề xoài của địa phương dưới thương hiệu Xoài Cam Lâm. Thiết nghĩ, hướng đi đúng lúc này phải có một trung gian đứng ra tổ chức, huấn luyện kỹ thuật chăm sóc trồng trọt cho nhà vườn, thực hiện công việc tìm kiếm khách hàng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu xoài Cam Lâm. Chúng ta có lựa chọn là một bên thứ 3 (doanh nghiệp hoặc chính quyền) đứng ra làm những công việc nêu trên hoặc là để tự những người nông dân tham gia tổ chức này. Tuy nhiên chỉ có lựa chọn thứ hai là gắn liền tốt nhất giữa trách nhiệm và lợi ích của nông dân với việc bảo vệ duy trì và khai thác thương hiệu xoài của địa phương mình. Từ đó, nên ra đời một hợp tác xã xoài Cam Lâm sẽ giải quyết được hầu hết các vấn đề hiện tại của nghề xoài địa phương. Cụ thể:
- Khả năng thu gom số lượng lớn trong thời gian ngắn: Một khi đã hình thành HTX với hàng chục thậm chí hàng trăm xã viên. HTX có thể đại diện thu mua xoài của xã viên hoặc thậm chí là những hộ chưa phải là xã viên để cung cấp những đơn hàng lớn cho khách hàng trong và ngoài nước. Vì là cùng HTX nên chất lượng xoài đồng đều hơn khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Phổ biến nhất là tiêu chuẩn Viet Gap hoặc thậm chí là Global Gap. Một trong số những quy định bắt buộc là bao trái xoài đang chứng tỏ giá trị của nó trong việc nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn, mẫu mã và thậm chí còn giúp tiết giảm chi phí chăm sóc xoài. Một lợi ích nữa là khi áp dụng kỹ thuật bao trái không bị côn trùng gây hại nên trái xoài rất đẹp và bán được giá cao. Mỗi ký xoài sản xuất theo quy trình kỹ thuật, đảm bảo an toàn có giá cao hơn từ 5.000 – 8.000 đồng và luôn hút hàng, trong khi xoài không đạt chuẩn có khi không tiêu thụ được.
- Cung cấp các dịch vụ, thiết bị hỗ trợ nghề xoài: Với lợi thế về quy mô lớn, HTX có khả năng đầu tư mua máy móc thiết bị hiện đại dùng chung cho nhiều xã viên. Bên cạnh đó, khi có quy mô, việc phổ biến kiến thức nghề xoài cũng thuận tiện hơn khi xã viên phải thống nhất tiêu chuẩn chất lượng.
- Chất lượng đồng nhất
- Thương hiệu: Tận dụng lợi thế Xoài Cam Lâm đã được công nhận là một phần nhưng làm sao để phát triển thương hiệu lại là chuyện khác.
- Nắm bắt thị hiếu thông tin thị trường tốt hơn:
Kinh nghiệm thành công HTX xoài miền Tây Nam bộ – Cụ thể HTX Mỹ Sương: Xoài cát chu đi Nhật đi Hàn rồi còn đi Mỹ.

Xoài là 1 trong 5 loại mặt hàng được tỉnh Đồng Tháp chọn để tổ chức lại sản xuất theo đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Việt Nam thuộc nhóm 20 nước sản xuất xoài có tiềm năng của thế giới (Xếp hạng 13/20 theo số liệu năm 2014). Xoài Việt Nam được trồng chủ yếu ở khu vực Nam Bộ với 2 loại chính là xoài cát Hoà Lộc thơm ngon có tiếng và xoài cát chu (xoài ngự). Trong đó, Đồng Tháp và Tiền Giang có thể nói là Vương quốc xoài của cả nước về cả sản lượng và diện tích trồng xoài (lần lượt là 9.200ha và 4.894ha – Số liệu năm 2014). Chính vì vậy, 2 địa phương này đang đi đầu trong việc quản lý khai thác thương hiệu xoài ở đây. Bước đầu, các địa phương này đã gặt hái được những thành công nhất định với cây xoài. Học hỏi kinh nghiệm từ những thành công rất có ý nghĩa lúc này đối với xoài Cam Lâm.
Nói đến việc xây dựng quản lý và khai thác thương hiệu xoài thành công không thể không nói đển mô hình hớp tác xã (HXT) nông nghiệp ở miền Tây Nam Bộ. Trong đó, Tiền Giang và Đồng Tháp là 2 địa phương đi đầu trong nghề xoài cả nước mà HTX điển hình là HTX Mỹ Sương, Đồng Tháp với thương hiệu Xoài Cao Lãnh và Xoài cát chu. Ra đời từ năm 2011, xoài của HXT đã khẳng định vững chắc thương hiệu của mình không chỉ trong nước mà còn vươn xa sang các thị trường nước ngoài. Mà điển hình là Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và dự định sẽ xuất sang Mỹ. Tháng 11 tới đây (2016) phía Hoa Kỳ sẽ cử đại diện sang kiểm tra vùng nguyên liệu xoài của Việt Nam, trong đó có tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, HTX Mỹ Sương có 24 thành viên với gần 40 ha xoài trồng theo tiêu chuản Viet Gap hoặc Global Gap. Trên thực tế, một trái xoài được bán tại Nhật có giá trị tương đương 2,5 triệu đồng tiền Việt Nam, trong khi tại quê nhà, sản phẩm xoài bán cao nhất chỉ vài chục nghìn đồng. Đây là sự chênh lệch quá lớn về giá trị sản phẩm làm ra. Đây là cơ hội rất lớn để nông dân Đồng Tháp nói chung và HXT xoài Mỹ Sương nói riêng phát triển thêm thị trường giá trị này. Hiện tại Mỹ đang là quốc gia nhập khẩu xoài nhiều nhất. Đứng thứ hai và thứ ba lần lượt là thị trường châu Âu và Trung Quốc. Vậy đâu là nguyên nhân khiến thương hiệu Xoài Cao Lãnh và xoài cát chu của tỉnh Đồng Tháp thành công như vậy?

(Xem thêm: GIẢM TỔN THẤT SAU KHI THU HOẠCH XOÀI)
Sở hữu vườn xoài rộng 1,5 ha đang cho trái, ông Võ Hữu Hiền – xã viên Hợp tác xã xoài Mỹ Xương cho biết, từ khi sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGap đã giảm được khoảng 80% các loại hoá chất. Thay vì phải tốn từ 8 – 10 lần phun thuốc bảo vệ thực vật mà sản lượng chỉ đạt từ 15 – 16 tấn/ha thì hiện tại, chỉ cần 1 – 2 lần thuốc nhưng sản lượng lại đạt đến 20 tấn/ha.
Trước khi thành lập HTX xoài Mỹ Sương, xoài Cao Lãnh cũng gặp những khó khăn như xoài Cam Lâm hiện tại. Theo chủ tịch HTX, điều khó khăn là làm sao thuyết phục được người dân tin tưởng thực hiện theo các tiêu chuẩn Global Gap hay là Việt Gap. Được công nhận thương hiệu xoài từ năm 2012 nhưng mãi đến cuối năm 2015, xoài Cao Lãnh và xoài cát chu mới bén duyên với thị trường nước ngoài. Trong năm 2015, xoài Cát Chu Cao Lãnh, Đồng Tháp đã hợp đồng tiêu thụ với các doanh nghiệp cho thị trường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt đã xuất khẩu sang nước ngoài trên 85 tấn xoài Cát Chu cho các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông. Việc xuất khẩu xoài vào những thị trường này diễn ra khá thuận lợi, với giá thu mua cao hơn thị trường trong nước từ 3.000 – 5.000 đồng/kg. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, xoài cát Chu Cao Lãnh có lợi thế lớn, có thể sản xuất và cung cấp quanh năm. Từ khi HTX bắt đầu đi vào hoạt động, bà con nông dân thấy được tính thiết thực và hiệu quả, ngày càng nhiều người tham gia HXT. Bà con nông dân trồng xoài đã xác định rõ, để sản phẩm xoài địa phương chiếm được lòng tin của người tiêu dùng thì phải cần sự đầu tư lâu dài. Vào những ngày thu hoạch, không khí nơi đây rộn rã chẳng khác gì ngày hội. Người thì lo thu hoạch, người thì cẩn thận xếp những trái xoài xanh mơn mởn vào cần xé rồi cảnh từng đoàn xe chở xoài đến điểm tập kết v.v… Dù mồ hôi lấm tấm trên mặt, ướt cả áo nhưng ai cũng hớn hở với thành quả của mình. Hối hả là vậy nhưng thực tế, lượng xoài bà con sản xuất không đủ đáp ứng yêu cầu tiêu thụ – đặc biệt là vào mùa nghịch – bởi hiện nay, ngoài 02 đại lý ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Hợp tác xã còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài thông qua một số Công ty, với đơn đặt hàng từ 100 – 200 tấn/tháng.

(Xem thêm: LỢI ÍCH CỦA QUẢ XOÀI)
Các ứng dụng tiến bộ KH&CN trong trồng xoài như tỉa cành, tạo tán, xử lý ra hoa, bao trái, sản xuất theo quy trình kỹ thuật chuẩn… đã được áp dụng. Trong đó đáng chú ý là kỷ thuật bao trái giúp trái xoài HTX bóng đẹp, không tì vết hay xì mủ và bảo quản được lâu hơn. Chi phí bao trái khoảng 1.200 – 1.500 đ/kg tuỳ theo loại bao vàng hay bao trắng nhưng giá báo cao hơn 5.000 – 10.000 đ/kg tuỳ thời điểm (Riêng ở Bến Tre người dân còn dùng bao nilong tái sử dụng với thời gian gấp 5 lần bao giấy). Như vậy người dân lợi bình quân ít nhất 3.500 đ/kg nếu thực hiện bao trái. Nhận thấy điều trên, HTX hình thành đội nhân công bao trái xoài chuyên nghiệp với giá 250.000 đ/ngày với hơn 500 quả xoài được bao trái một ngày (Số liệu năm 2014). Người dân tập trung vào chất lượng thay vì số lượng như trước đây. Một bao chỉ bao 1 trái, một nhành chỉ để lại những trái tốt nhất để bao còn lại hái bỏ.

Sản xuất rải vụ theo hướng an toàn nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho thị trường được chú trọng. Đây là một cách làm táo bạo của địa phương vì về căn bản ép xoài ra hoa không phải chính vụ khá rủi kho và kỳ công chăm sóc hơn bình thương. Tuy nhiên, cách làm này giúp cân đối cung cầu, giải quyết tình trạng thừa cung khi vào chính vụ và ngược lại khiến giá bán biến động.
Hy vọng, sớm thôi, Cam Lâm sẽ có những hợp tác xã về xoài để khẳng định thương hiệu nông sản địa phương làm giàu cho nông dân và quê hương đang thay đổi tích cực từng ngày.
Mọi người quan tâm đến
- xoài Cam Lâm (sỉ và lẻ đặc biệt là có nhận đóng gói giao theo địa chỉ làm quà biếu)
- bánh xoài được làm từ xoài canh nông
- rổ nhựa đóng gói xoài
- giải pháp sấy trái cây các loại (hệ thống sấy và phương pháp sấy)
xin vui lòng liên hệ Nam (0944 544 345).
NÔNG NGHIỆP SẠCH CỦA KHÁNH HÒA
CÂY XOÀI VÀ NGHỀ TRỒNG XOÀI Ở CAM LÂM – KHÁNH HÒA
CÂY XOÀI VÀ NGHỀ TRỒNG XOÀI Ở CAM LÂM – KHÁNH HOÀ (tiếp theo)
CÂY SẦU RIÊNG VÀ NGHỀ TRỒNG SẦU RIÊNG Ở KHÁNH SƠN – KHÁNH HÒA!
Mình muốn lấy xoài số lượng lớn đi xuất khẩu bạn cung cấp thế nào
ThíchThích
Chào bạn,
Bạn có thể liên hệ sđt 0944 544 345 để bên mình cung cấp thông tin nhé.
Cảm ơn bạn rất nhiều!
ThíchThích